Điện ảnh như một thực hành triết học
Hãy hình dung cảnh tượng này: một người đàn ông – một samurai – bị giết trong một khu rừng nhỏ. Tất cả những người liên quan, lần lượt từng người, được đưa đến công đường. Người tiều phu kể lại nỗi hãi hùng xâm chiếm anh ta khi bắt gặp xác chết. Nhà sư làm chứng rằng ông đã nhìn thấy người đàn ông này trước đó và có thể nhận dạng được hung thủ. Sau đó, hung thủ, Tajomaru được giải đến pháp đình. Hắn thừa nhận đã trói vị samurai kia, công khai quyến rũ vợ của anh ta và sau đó giết chết vị samurai trong một trận đấu kiếm.
Isaac Newton đã thay đổi thế giới khi đang… cách ly như thế nào?
Sống đơn độc, tự cách ly trong suốt thời đại dịch ở London, triết gia, nhà vật lý và toán học vĩ đại người Anh đã nghiền ngẫm những phát hiện đột phá của ông trong “năm của những phép mầu” 1666 như thế nào?
Galileo và làm khoa học trong thời đại dịch
Nhà khoa học có lẽ là đã mở đầu cho khoa học hiện đại cũng phải sống sót, làm việc và kết nối với gia đình theo những cách hoàn toàn mới vì một đại dịch.
Dữ liệu lũ lụt 500 năm trước cho thấy biến đổi khí hậu và sông ngòi ở châu Âu
Mới đây, GS. Günter Blöschl, chuyên gia về lũ ở Đại học Công nghệ Viena (TU Wien), Vienna, Áo đã thực hiện một nghiên cứu lớn với sự tham gia 34 nhóm nghiên cứu quốc tế đã cung cấp bằng chứng rõ ràng, ba thập kỷ vừa qua là một trong những giai đoạn châu Âu gặp nhiều lũ lụt nhất trong vòng 500 năm trở lại đây, và lũ lụt ở giai đoạn này cũng khác so với những giai đoạn khác về quy mô, nhiệt độ không khí và thời gian diễn ra.
Văn hóa khoa học & cuộc chiến chống sự phi lý
Đứng trước nhiều vấn đề hệ trọng sống còn như biến đổi khí hậu toàn cầu, năng lượng hạt nhân, hay bùng nổ dân số thế giới, đại dịch Covid-19, con người thường thiếu khả năng tiếp cận duy lý chín chắn mà thường để cảm xúc và tri thức hạn chế chi phối hành vi.
Tiếng vọng từ Sáng Thế
Năm 2016 này, đúng 100 năm sau khi Einstein tiên đoán về sóng hấp dẫn, trạm quan trắc LIGO của Hoa Kỳ lần đầu tiên dò tìm được sóng hấp dẫn của vũ trụ.
Maria Mitchell: Nhà thiên văn học nữ chuyên nghiệp đầu tiên của Mỹ
Maria Mitchell là nữ giáo sư thiên văn học đầu tiên của Mỹ. Cô trở nên nổi tiếng vào năm 1847 khi phát hiện và lập biểu đồ quỹ đạo của một sao chổi mới, sau này được biết đến với tên gọi “Sao chổi Mitchell”.
Người tù giải được bài toán cổ đại và “trả nợ cho xã hội” bằng toán học
Một kẻ giết người bị kết án trong một nhà tù ở Mỹ đã tự học những vấn đề cơ bản của toán học cao cấp sau đó giải quyết một bài toán số học phức tạp. Hơn nữa, anh ta còn truyền niềm đam mê toán học cho các bạn tù của mình.
Sóng hấp dẫn thắng giải Nobel Vật lý 2017
Tương tự như giải thưởng ở mảng Y học công bố hôm qua chia cho ba người, giải Vật lý cũng về tay 3 nhà khoa học Rainer Weiss, Barry C. Barish và Kip S. Thorne.
6.500 năm trước đã xảy ra hiện tượng mát dần toàn cầu
Nghiên cứu mới trên tạp chí Scientific Data thuộc Nature Research “Holocene global mean surface temperature, a multi-method reconstruction approach” cho thấy quá trình ấm lên toàn cầu suốt 150 năm qua đã chấm dứt hiện tượng mát dần toàn cầu (global cooling) diễn ra trong sáu thiên niên kỷ trước.
Nobel Kinh tế năm 2017: Những “cú hích” dịch vụ công
Giải Nobel kinh tế năm 2017 đã được trao cho giáo sư Richard Thaler. Những đóng góp cho kinh tế học hành vi của vị giáo sư Trường Kinh doanh Booth, Đại học Chicago (Mỹ) này được biết đến nhiều qua lý thuyết “Cú hích” mà nhiều quốc gia đã ứng dụng để cải thiện dịch vụ công.
Những đại dịch đã qua và sắp đến
Trận dịch kế tiếp sẽ sớm xảy ra, và chính ta là người đáng trách.
Nobel Hóa học 2018: ‘Cuộc cách mạng của tiến hóa’
Khi thông báo giải thưởng Nobel hóa học 2018, Viện hàn lâm Khoa học hoàng gia Thụy Điển đã chơi chữ bằng cách dùng hai từ ăn vần trong tiếng Anh ‘evolution’s revolution’ (‘cuộc cách mạng của tiến hóa’) để nói về các nghiên cứu được vinh danh.
Lỗ trắng trong vũ trụ
Lỗ trắng là thiên thể đối ngược của lỗ đen, nếu lỗ đen cuốn hút vật chất thì lỗ trắng bức xạ vật chất. Lỗ trắng cũng là lời giải của Thuyết tương đối rộng (General Relativity).
Nobel Vật lý 2018 gọi tên công nghệ laser: Mở ra những chân trời khoa học
Giải Nobel vật lý 2018 được chia đôi cho những người tạo nên hai “phát minh đột phá trong lĩnh vực vật lý laser”, Viện hàn lâm Khoa học hoàng gia Thụy Điển công bố chiều 2-10.
Các nhà miễn dịch học ung thư giành giải Nobel Y học
James Allison và Tasuku Honjo đã đi tiên phong trong việc theo đuổi nghiên cứu về hệ miễn dịch trong cơ thể con người để tấn công các tế bào ung thư.
Nguồn gốc SARS-CoV-2: Bí ẩn lớn nhất
Mặc dù chúng ta đều biết rằng SARS-CoV-2 đến từ một loài động vật, nhưng việc tìm ra loài nào thì lại là việc vô cùng phức tạp.
Joseph Priestley: Người phát hiện khí oxy
Nhà khoa học người Anh Joseph Priestley là người đầu tiên phát hiện oxy và cô lập nó ở trạng thái khí. Khám phá của ông là tiền đề giúp các nhà khoa học sau này có thể hiểu được bản chất của quá trình đốt cháy hoặc oxy hóa một chất hóa học.
Nhà khoa học người Anh Joseph Priestley là người đầu tiên phát hiện oxy và cô lập nó ở trạng thái khí. Khám phá của ông là tiền đề giúp các nhà khoa học sau này có thể hiểu được bản chất của quá trình đốt cháy hoặc oxy hóa một chất hóa học.
Vật lý trong thập kỷ tới: Những gì sẽ tới?
Matin Durrani, tổng biên tập của tạp chí Physics World dự báo những gì sẽ xảy ra trong thập kỷ tới, dựa trên những thành công của vật lý trong 1
Công nghệ Vi xử lý tương lai
Kỹ thuật điện toán đã phát triển nhảy vọt trong vòng nửa thế kỷ qua, biến máy tính từ những cỗ máy khổng lồ chậm chạp trong các viện nghiên cứu thành vi xử lý (chip) siêu nhanh trong các thiết bị cầm tay. “Trí tuệ nhân tạo” đã không còn là một thuật ngữ xa lạ hay là tên một bộ phim Hollywood mà đã xâm nhập sâu vào đời sống và kinh tế con người. Tuy nhiên, ngoài sự bóng bẩy trong thiết kế của những cái iPhone hay laptop siêu mỏng, những người ít nhiều quan tâm đến kỹ thuật đều đã nhìn thấy rõ sự giảm tốc trong công nghệ vi xử lý trong hai thập kỷ gần đây. Liệu kỹ thuật vi xử lý hiện tại dựa trên mô hình máy tính von Neumann và công nghệ CMOS sẽ còn nhảy vọt nữa không hay đã chạm ngưỡng, và công nghệ nào sẽ có khả năng thay thế để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của loài người, là những câu hỏi được bàn luận sôi nổi trong giới chuyên môn.
Giải Nobel Y Sinh 2019: Hiểu về nền tảng của sự sống
Giải Nobel y sinh học năm nay được trao cho 2 nhà khoa học Mỹ và 1 nhà khoa học Anh về những công trình giúp chúng ta hiểu hơn về sự thích ứng của cơ thể trong điều kiện thiếu dưỡng khí (oxygen). Dưỡng khí là thành tố cơ bản nhất của sự sống, nên không ngạc nhiên khi Ủy ban giải thưởng Nobel mô tả công trình của các khôi nguyên Nobel y sinh học là giúp chúng ta hiểu biết hơn về nền tảng của sự sống và điều trị các bệnh mãn tính.
Nobel Kinh tế 2019: Vinh danh các randomista trong cuộc chiến chống đói nghèo
Ba nhà nghiên cứu Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer đã được trao Nobel Kinh tế 2019 cho cách tiếp cận thực nghiệm đặc trưng của trường phái randomista – áp dụng các thí nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát để xác định hiệu quả xóa đói giảm nghèo hay cải thiện sức khỏe người dân,…
Vật lý thiên văn ở Việt Nam: Đang bỏ lỡ những cơ hội
Xem lại những bài viết cũ của mình trong khoảng mười ba năm qua về ngành thiên văn học của Việt Nam, tôi không khỏi cảm thấy nản lòng vì chúng ta đã tiến bộ quá chậm, không nhận thức đầy đủ về bức tranh toàn cảnh khoa học hiện đại, chưa kể bị trói buộc bởi những quy định quan liêu, và bị hạn chế bởi thiếu thốn một nền văn hóa khoa học. Chúng ta tiến lên một cách dè dặt, trong khi thực tiễn đòi hỏi phải đổi mới một cách quyết liệt.
Xem lại những bài viết cũ của mình trong khoảng mười ba năm qua về ngành thiên văn học của Việt Nam, tôi không khỏi cảm thấy nản lòng vì chúng ta đã tiến bộ quá chậm, không nhận thức đầy đủ về bức tranh toàn cảnh khoa học hiện đại, chưa kể bị trói buộc bởi những quy định quan liêu, và bị hạn chế bởi thiếu thốn một nền văn hóa khoa học. Chúng ta tiến lên một cách dè dặt, trong khi thực tiễn đòi hỏi phải đổi mới một cách quyết liệt.
Những ngôi nhà bít kín cửa sổ ở Anh
Nghe thì có vẻ kỳ lạ, nhưng đó hoàn toàn là sự thật. Câu chuyện bắt đầu từ năm 1696, sau khi chính quyền áp đặt thuế cửa sổ (window tax), thứ bị hầu hết người dân căm ghét. Sắc thuế này quy định: căn cứ vào số lượng cửa sổ (hoặc các cấu trúc, thiết kế với công năng tương tự) của ngôi nhà mà chủ nhân sẽ phải đóng bao nhiêu thuế.
Thống kê có thể và không thể nói gì về chúng ta?
Harold Eddleston, người đàn ông 77 tuổi ở Greater Manchester, vẫn đang quay cuồng với chẩn đoán ung thư vừa được biết thì vào một sáng thứ Bảy tháng Hai năm 1998, nhận được tin tồi tệ nhất: người vợ yêu quý của ông đã mất bất ngờ, sau một cơn đau tim.
Vén màn vũ trụ
Giải Nobel vật lý năm nay được trao cho ba nhà khoa học James Peebles (Mỹ), Michel Mayor và Didier Queloz (Thụy Sĩ) vì “những đóng góp cho hiểu biết của chúng ta về sự tiến hóa của vũ trụ và vị thế của Trái đất trong vũ trụ”.
Nobel Hóa học: Pin sạc lithium-ion đưa thế giới tiếp cận cách mạng công nghệ mới
Giải Nobel hóa học năm nay đã vinh danh ba nhà khoa học Đức, Anh và Nhật vì những cống hiến lớn lao của họ trong từng giai đoạn nghiên cứu, phát minh và phát triển pin sạc lithium-ion.
Giải phẫu sát thủ virus corona
Sars-CoV-2 huỷ hoại cơ thể con người ghê gớm hơn nhiều so với tưởng tượng ban đầu. Hầu như không có cơ quan nào trên cơ thể người mà không bị virus gây bệnh tấn công. Đâu là nguyên nhân làm cho có người bị bệnh nặng, có người chỉ bị nhẹ?
Giải phẫu sát thủ virus corona
Sars-CoV-2 huỷ hoại cơ thể con người ghê gớm hơn nhiều so với tưởng tượng ban đầu. Hầu như không có cơ quan nào trên cơ thể người mà không bị virus gây bệnh tấn công. Đâu là nguyên nhân làm cho có người bị bệnh nặng, có người chỉ bị nhẹ?
Săn lùng nguyên tố mới: Câu chuyện không có hồi kết (kỳ 2)
Trong kỳ 1, chúng ta đã cùng khám phá những bước ngoặt trong những câu chuyện ẩn sau từng ô của bảng tuần hoàn và dừng lại ở nhận định “khả năng thích ứng của bảng tuần hoàn giúp nó trường tồn”…
Một loại thí nghiệm cực kỳ nguy hiểm
Tháng 2-2019, một bài báo trên Science đã lên tiếng: “Độc quyền – Loại thí nghiệm gây tranh cãi làm cúm gà nguy hiểm hơn sắp tái diễn”.
Theodore Maiman: Người đầu tiên tạo ra tia laser
Laser hồng ngọc được tạo ra lần đầu tiên bởi nhà vật lý Theodore Maiman tại phòng thí nghiệm của công ty Hughes Aircraft vào năm 1960. Nó là nguồn phát ra chùm sáng cường độ lớn, dựa trên việc ứng dụng hiện tượng phát xạ cảm ứng.
Sự ra đời của Pin Mặt trời silic
Pin Mặt trời ra đời cách đây hơn 100 năm. Tuy nhiên, pin Mặt trời thời kỳ đầu hoạt động kém hiệu quả nên không được sử dụng rộng rãi. Hiệu suất của chúng dần được cải thiện khi Phòng thí nghiệm Bell (Bell Labs) ở Mỹ phát triển các tế bào quang điện làm từ tinh thể silic (Si) vào năm 1954.
Eratosthenes: Người đầu tiên đo chu vi Trái đất
Vào khoảng năm 500 trước Công nguyên, hầu hết người cổ đại tin rằng Trái đất tròn chứ không phẳng. Nhưng họ không biết hành tinh này lớn đến mức nào cho đến năm 240 trước Công nguyên, khi Eratosthenes nghĩ ra một phương pháp thông minh để ước tính chu vi của nó.
Nghiên cứu đa dạng di truyền hệ gene người Việt Nam: Những viên gạch đầu tiên
Cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam có mối liên hệ với nhau như thế nào? Dù được các nhà dân tộc học và lịch sử bàn thảo suốt một thời gian dài nhưng vấn đề này vẫn chưa ngã ngũ. Và những nghiên cứu đầu tiên về đa dạng di truyền hệ gene ở người Việt Nam của Viện Nghiên cứu hệ gene (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) có thể hé mở một phần câu trả lời.
Lịch sử hình thành các kho lưu trữ dữ liệu
Lưu trữ tài liệu hiện nay đang trở thành một công việc vô cùng cấp thiết và quan trọng với giới nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, rất ít người, ngay cả những người đang làm công việc lưu trữ, biết rõ nguồn gốc của nó.
Tạm biệt cha đẻ “copy & paste”: Người “bình dân hóa” máy tính
Hôm nay bạn đã copy – paste đoạn chữ nào chưa? Cắt, sao chép và dán – những tính năng đã vượt khỏi trình soạn thảo văn bản trên máy tính và đi vào đời sống, là phát minh cách mạng của một nhà khoa học máy tính người Mỹ vừa qua đời hôm 16-2.
Hans Christian Oersted: Phát hiện mối liên hệ giữa điện và từ
Vào cuối thế kỷ 18, giới khoa học bắt đầu chú ý đến các hiện tượng điện và từ tính, nhưng hầu hết mọi người đều tin chúng là những thứ tách biệt. Tháng 7/1820, nhà triết học tự nhiên Hans Christian Oersted xuất bản một cuốn sách nhỏ chứng minh chúng có liên quan mật thiết với nhau.
Săn lùng nguyên tố mới: Câu chuyện không có hồi kết
Từ những thầy tu bị đầu độc và bom hạt nhân đến “cuộc chiến transfermium1”, vẽ bản đồ thế giới nguyên tử chưa bao giờ là việc dễ dàng. Đằng sau bảng tuần hoàn là một lịch sử ẩn giấu về quá trình truy tìm nguyên tố mới.
Đừng vội tin mọi nghiên cứu
Người theo dõi thông tin khoa học về dịch bệnh COVID-19 ắt hoang mang không ngớt vì các kết quả nghiên cứu cứ chỏi nhau dù công bố chỉ cách nhau vài ngày.
Cuộc đua vaccine Covid-19
Hiện nay, các nhóm nghiên cứu ở các công ty tư nhân và trường đại học trên khắp thế giới đang phát triển hơn 90 loại vaccine phòng virus SARS-CoV-2 bằng nhiều công nghệ khác nhau.
Bệnh nhân số 0: Khái niệm gây hiểu lầm và định kiến cần loại bỏ
Trong những ngày căng thẳng vì đại dịch Covid-19, từ “bệnh nhân số 0” được nhắc đến nhiều lần, nhằm truy dấu, tìm kiếm ca bệnh đầu tiên trong cộng đồng. Nhưng thực chất, đây là một thuật ngữ không ổn định về mặt khái niệm, thường được áp dụng thái quá, sai lầm và gây nhiều hệ lụy.
Covid-19: Niềm tin của công chúng vào khoa học?
Trong đại dịch Covid-19, các nhà khoa học (KH) phải đứng trước hàng loạt các câu hỏi, trả lời những mối lo ngại của dân chúng và tư vấn khuyến nghị cho các chính phủ – dường như niềm tin của công chúng vào KH trở nên mạnh hơn bao giờ hết. Nhưng thực sự, mối quan hệ giữa KH và xã hội lại phức tạp hơn vẻ bề ngoài ấy khá nhiều.
RT-PCR thời gian thực: “Chuẩn vàng” để xét nghiệm SARS-CoV-2
Kỹ thuật “RT-PCR thời gian thực” là một trong những phương pháp chính xác nhất được sử dụng rộng rãi nhất để phát hiện, theo dõi và nghiên cứu virus SARS-CoV-2, thậm chí còn được coi là “chuẩn vàng” để xét nghiệm virus này.
Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus – Lộ trình mở cửa trở lại
Nguồn: American Enterprise Institute (AEI)
Bản dịch bởi IIRR & PMC
Gen vị kỷ: Tầm ảnh hưởng lớn về tiến hóa và cách tư duy về thế giới sinh vật
Kể từ khi tác phẩm “Bàn về nguồn gốc các loài” (On the Origin of Species) của Charles Darwin được xuất bản lần đầu tiên năm 1859 ở nước Anh, thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên đã được chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên, vẫn còn những khúc mắc đây đó về đơn vị của chọn lọc: Khi sinh giới tiến hóa dưới áp lực của chọn lọc tự nhiên thì cá thể, quần thể, loài, hay quần xã, hệ sinh thái được chọn lọc? Và đơn vị chọn lọc đó có đặc tính gì?
Tìm thuốc chữa Covid-19: Thử nghiệm và hy vọng
Các nghiên cứu hiện nay tập trung chủ yếu vào các loại thuốc đã tồn tại để trị bệnh khác, tìm hiểu xem chúng có tác dụng ngăn chặn virus corona hay không, hoặc làm giảm nhẹ các chứng bệnh. Và nuôi hi vọng thời gian sẽ mau chóng mang lại vaccine…
Chuột: không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi
Năm 1963, Douglas Engelbart cộng tác với một kỹ sư giúp việc ông là Bill English thiết kế được con chuột. Hiện nay hằng năm, hàng tỷ chuột đã bán ra. Ngày nay độ phân giải của màn hình cao nhất là cỡ 800ppi (của Sony Xperia XZ), Còn độ phân giải của sensor chuột laser là trên 2000dpi. Như vậy thì độ phân giải của chuột (trường hợp chuôt thì ppi và dpi tương ứng 1:1) vượt xa của màn hình, nghĩa là chuột ngày nay không hề bị lạc hậu dù trong thời đại 4.0.
WEF: Vấn đề tâm lý mới là cái giá lớn nhất của giãn cách xã hội
Nhìn chung, các nhóm có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần lâu dài là những nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch, thanh niên dưới 30 tuổi, trẻ em, người già và những người có cuộc sống bấp bênh, ví dụ, do mắc bệnh tâm thần, khuyết tật và nghèo đói.
Dịch tễ học hệ gene trong dịch COVID 19: Việt Nam cung cấp “vật liệu” cho thế giới
Dù chưa nhiều nhưng những đóng góp về thông tin giải trình tự gene virus SARS-CoV-2 của Việt Nam tại cơ sở dữ liệu GISAID không chỉ đem lại một mảng ghép không thể thiếu trên bản đồ lây truyền của loại virus này mà còn cho thấy tâm thế sẵn sàng cùng tham gia vào trận tuyến COVID-19 trên toàn cầu.
Tại sao khủng hoảng giấy vệ sinh trong dịch COVID-19?
COVID-19 đang khiến người dân ở nhiều quốc gia cảm thấy lo lắng và hốt hoảng. Họ đổ đến các siêu thị để mua giấy vệ sinh, gây ra cuộc khủng hoảng giấy vệ sinh (toilet paper crisis) do thiếu hụt nguồn cung tạm thời ở một số khu vực[1]. Tâm lý hoảng loạn trước dịch bệnh này là không cần thiết, bởi việc tích trữ giấy vệ sinh, từ góc độ khoa học, không giúp gì cho mọi người trong việc phòng chống những loại dịch bệnh như COVID-19[2]. Song, khủng hoảng giấy vệ sinh là một thực tế. Vậy đâu là căn nguyên của cuộc khủng hoảng này?
Bản chất trạng thái hoảng loạn của con người khi xảy ra đại dịch
Nguyên nhân dẫn đến trạng thái hoảng loạn của con người là do tín hiệu giữa các khu vực của bộ não xung đột với nhau, đồng thời hạch hạnh nhân – trung tâm cảm xúc của bộ não – ở trong tình trạng quá tải.
Thế giới đến năm 2030: Xa và gần
Trong vài thập kỷ tới, phần lớn dân số thế giới sẽ không còn nghèo và tầng lớp trung lưu sẽ trở thành khu vực kinh tế và xã hội quan trọng nhất – không chỉ ở phương Tây, mà ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Cuộc chiến bí mật ở cấp độ tế bào
Các nhà sinh học đang tìm hiểu cách thức các tế bào mạnh tấn công, giết hoặc ăn thịt đồng loại yếu thế nhằm tìm ra phương pháp trị liệu ung thư và lão hóa.
Chuyện về một dòng họ Toán học hiếm có: Gia đình Bernoulli
Trong lịch sử Toán học, có một dòng họ có sự đóng góp rất lớn, cho nhiều lĩnh vực khác nhau, liên tục trong một thời gian dài, đó là gia đình Bernoulli. Trong hai thế kỷ 17 và 18, gia đình Bernoulli đã mang lại ít nhất là tám nhà Toán học tên tuổi, trong số ấy có ba người có ảnh hưởng nổi trội nhất và định hình nhiều lĩnh vực của toán học trong suốt hai thế kỷ này là Jacob Bernoulli (1654 – 1705), Johann Bernoulli (1667 –1748) và Daniel Bernoulli (1700 – 1782).
Giáo sư Đặng Văn Chí: Người theo đuổi liệu pháp điều trị ung thư mới
Những thôi thúc đi tìm một liệu pháp điều trị ung thư hiệu quả hơn các biện pháp hiện có đã đưa giáo sư Đặng Văn Chí (Viện Nghiên cứu ung thư Ludwig, Mỹ) theo một con đường khác biệt là thời sinh học (chronotherapy).
Khám phá bí mật cộng sinh bằng tình yêu côn trùng
Niềm đam mê mà Nancy Moran, nhà sinh học tiến hóa ở Đại học Texas (University of Texas – UT) tại Austin, dành cho loài côn trùng và những vi khuẩn đường ruột của chúng đã giúp mở ra ngành nghiên cứu về cộng sinh.
Đòn đánh choáng váng với toàn cầu hóa
Như một yếu tố thay đổi cuộc chơi, COVID-19 khiến dòng chảy thương mại và đầu tư thế giới gián đoạn, đồng thời làm cho xu thế toàn cầu hóa phải được nhìn nhận lại dưới lăng kính mới.
Đại dịch Covid-19: KHXH giúp trả lời những câu hỏi gì?
Cuộc khủng hoảng đa diện bắt đầu từ lĩnh vực sức khỏe – y tế này đã tác động nhanh đến kinh tế, tài chính, sản xuất và mọi mặt đời sống xã hội trên toàn cầu ở mức kỷ lục. Nhưng nó cũng khiến các chính phủ phải lựa chọn, đặt ra các giải pháp mới, mà có thể sẽ gây nên những hiệu ứng dây chuyền khác. Lúc này, các ngành KHXH&NV có thể giúp trả lời những câu hỏi gì?
Tâm lý học của mùa dịch
Hình ảnh Giáo hoàng Francis lững thững một mình trên các con đường không một bóng người của Vatican cả tháng qua có thể tóm tắt nỗi đau thương của châu Âu nói riêng, nơi ông đang sinh sống, và cả thế giới nói chung, vào lúc số nạn nhân thiệt mạng vì COVID-19 đã lên đến gần 40.000 người. Cho dù Công giáo hay không Công giáo, có thể cảm nhận được cây thập giá mà ông Francis vác mùa chay này quá thật và quá nặng!
Hãy bình tĩnh như hệ miễn dịch
Đã đến lúc cần ‘giải oan’ và ‘giải giáp’ cho hệ miễn dịch. Cơ thể ta không phải một chiến trường, với các tế bào miễn dịch luôn phải đằng đằng sát khí nơi tiền tuyến…
Ứng phó với dịch bệnh: Vấn đề của an ninh xã hội
Những ngày qua, các báo đồng loạt đưa tin “hết hàng”, “cháy hàng” kèm theo cảnh người dân chen nhau mua khẩu trang và nước rửa tay, trong khi tin tức về dịch viêm phổi do 2019-nCoV gây ra đang thu hút mọi sự chú ý và để lại rất nhiều hoang mang trong cộng đồng.
Đầu tư nghiên cứu y sinh dược học: “Nuôi quân ba năm”
Những nỗ lực góp phần ứng phó cũng như tìm hiểu về bản chất dịch bệnh và các tác động lên cơ thể con người của virus SARS-CoV-2 mà các nhà khoa học Việt Nam đang thực hiện là kết quả của quá trình nâng cao năng lực nghiên cứu từ rất lâu, thông qua các đầu tư cho nghiên cứu y sinh dược học của Bộ KH&CN.
Hãy tích lũy kiến thức khoa học, đừng tích trữ thuốc
Trong cuộc chiến chạy đua của các bác sĩ và nhà khoa học với dịch COVID-19, các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm thuốc liên tục được công khai để thúc đẩy chia sẻ thông tin và hợp tác tìm ra giải pháp.
Huyết thanh của người khỏi Covid-19: Hi vọng mới để chữa trị?
Các bệnh viện ở thành phố New York đang thử nghiệm sử dụng huyết thanh của những người khỏi Covid-19 để chữa bệnh cho những người khác.
Ghép tế bào gốc giúp giảm viêm và tổn thương ở bệnh nhân Covid-19
Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị và vaccine để chặn đứng dịch bệnh Covid-19 nên giới nghiên cứu y học trên thế giới vẫn đang tìm kiếm và thử nghiệm các loại thuốc khác nhau.
Dịch bệnh: Thuốc thử cho sự trưởng thành của các xã hội
“Du lịch cà phê”, “Ngoại giao khẩu trang”, “Covidiotic”, “Infodemia”… chắc chắn đó chỉ là một trong số rất nhiều những từ – cụm từ mới (hay những meme, những “lời có cánh” – sao cũng được) một khi nhân loại đi qua đại dịch này…
Các phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ: Nghiên cứu kháng thể và thuốc kháng virus để ứng phó COVID-19
Các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrwence Livermore (LLNL) của Hoa Kỳ đang đóng góp vào cuộc chiến chống dịch COVID-19 trên toàn cầu bằng cách kết hợp trí tuệ nhân tạo/học máy, tin sinh học và siêu máy tính để tìm ra ứng cử viên cho kháng thể và dược phẩm mới chống lại dịch bệnh này.
Đại dịch COVID-19: Góc nhìn từ vật lý và sinh học cấu trúc
Năm 2020 đã trở thành một mốc lịch sử khi toàn thế giới phải chống chọi với đại dịch COVID-19, một thảm họa lớn nhất của nhân loại kể từ chiến tranh thế giới thứ 2. Từ những nước đang phát triển cho đến các quốc gia giàu mạnh nhất thế giới, tất cả đều đang gồng hết sức mình để ngăn chặn đại dịch, huy động toàn bộ các tiềm lực kinh tế, quốc phòng, y tế… cùng sự đóng góp của toàn cộng đồng, trong đó các hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH).
Rober Koch: Đặt nền móng cho ngành vi khuẩn học
Từ khám phá trực khuẩn than, Robert Koch đã khai sinh một lĩnh vực mới trong y khoa: vi khuẩn học. Nhiều đồng nghiệp bấy giờ cũng như sau 110 năm từ ngày ông mất, đều phải ngả mũ trước những phát kiến đã góp phần mở ra thời đại vàng của khoa học thực nghiệm cũng như kỷ nguyên mới của ngành y tế công cộng.
Thúc đẩy phát triển vaccine quá nhanh có phản tác dụng?
Một cuộc chạy đua toàn cầu tìm vaccine coronavirus đang diễn ra khi Mỹ, Trung Quốc, châu Âu đang thúc đẩy các nhà nghiên cứu và công ty dược phẩm để trở thành người đầu tiên có được phương thức chữa trị bệnh dịch này.
Bắt đầu thử nghiệm vaccine coronavirus: Năm câu hỏi chính
Một số chuyên gia cảnh báo, tăng tốc các thử nghiệm sẽ dẫn đến một số rủi ro liên quan.