Săn lùng nguyên tố mới: Câu chuyện không có hồi kết (kỳ 2)
Trong kỳ 1, chúng ta đã cùng khám phá những bước ngoặt trong những câu chuyện ẩn sau từng ô của bảng tuần hoàn và dừng lại ở nhận định “khả năng thích ứng của bảng tuần hoàn giúp nó trường tồn”…
Nhà hóa học Glenn Seaborg, người đã tham gia khám phá 10 nguyên tố trong phòng thí nghiệm trong cuộc chiến “Transfermium” để tìm kiếm các nguyên tố mới. Ảnh: Seaborg đứng trước một bảng đồng vị vào năm 1946. Nguồn: Argonne National Laboratory, courtesy of AIP Emilio Segrè Visual Archives.
Kỷ nguyên hiện đại của săn lùng nguyên tố
…nhưng như vậy không có nghĩa là không ai thử thay đổi nó: theo Eric Scerri [nhà triết học hóa học của Đại học California, Los Angeles (UCLA) – ông nghiên cứu lịch sử của những câu hỏi như “Thế nào là một nguyên tố hóa học?” – và là tác giả cuốn “The Periodic Table: Its Story and Its Significance7” (NXB Oxford)] thì từ những năm 1860, đã có hơn một nghìn kiểu bảng tuần hoàn khác được đề xuất, thường với mục đích thể hiện một quy luật tuần hoàn nào đó không có trong bảng ban đầu. Trong số đó có cây Giáng sinh ba chiều của Fernando Dufour, năm 1990; hình xoắn ốc trông như đầu con vịt của Theodor Benfey, năm 1964; và khối hình bánh pretzel của Willam Crookes, thế kỷ 19, hiện được trưng bày ở Bảo tàng Khoa học, London. Mô hìn