Sự gia tăng về giá nhà ở đang góp phần làm gia tăng bất bình đẳng về tài sản.
Lạm phát giá bất động sản toàn cầu đã làm nổi bật các vấn đề liên quan đến khả năng chi trả nhà ở, bất bình đẳng về tài sản và tăng trưởng kinh tế bao trùm. Một phần do giá nhà tăng cao so với mức thu nhập ở nhiều thị trường trên thế giới, các ngân hàng trung ương và chính phủ đã phải tìm cách đưa ra các biện pháp nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho người mua tiềm năng.
Trong khi các nhà hoạch định chính sách tìm cách ngăn chặn sự xuất hiện của bong bóng nhà ở và đảm bảo rằng người dân không tích lũy nợ quá mức, họ cũng phải thừa nhận rằng bất động sản là một kho lưu trữ giá trị và là phương tiện tạo ra của cải (báo cáo do Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ công bố năm 2018 nhấn mạnh rằng tài sản hộ gia đình ở nước này đã đạt mức kỷ lục trong quý cuối năm 2017, một phần là do giá trị bất động sản tăng khoảng 500 tỷ đô la trong giai đoạn này).
Khả năng chi trả nhà ở và khả năng tích lũy tài sản thông qua quyền sở hữu bất động sản phụ thuộc một phần vào khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính và sự sẵn có của các sản phẩm thế chấp – và hành vi tài chính của chủ nhà. Sự can thiệp của chính phủ là rất cần thiết nhằm đảm bảo khả năng chi trả nhà ở thông qua các biện pháp như nỗ lực nâng cao trình độ hiểu biết về tài chính, tạo điều kiện cho thị trường vốn, cung cấp các nguồn tài trợ thay thế và biện pháp giảm thiểu rủi ro, hay cung cấp số lượng nhà ở xã hội phù hợp.
Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới