Tạp chí Life Balance | No.25 – HVAC chung cư và COVID-19
Hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí (HVAC) được sử dụng rộng rãi ở các tòa nhà chung, văn phòng và trung tâm thương mại để giảm các chất ô nhiễm trong không khí, bao gồm cả các hạt virus khi lưu thông qua hệ thống. Khi chúng ta tiếp tục tìm hiểu về virus COVID-19, đã có nhiều câu hỏi đặt ra với hệ thống HVAC có phải là một yếu tố nguy cơ hay không, đặc biệt là khi khi điều hòa nhiệt độ và HVAC là nhu cầu thiết yếu của các khu chung cư và tòa nhà. Mặc dù vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn nhưng vẫn có nguy cơ lây lan virus qua hệ thống HVAC. Nếu được sử dụng đúng cách, HVAC có thể làm giảm nguy cơ lây truyền COVID-19 trong nhà khi được kết hợp với các biện pháp sức khỏe cộng đồng khác như giữ khoảng cách và đeo khẩu trang.
Đại dịch Covid-19: Nguy cơ mất an ninh lương thực?
Giá lương thực – thực phẩm toàn cầu đang đứng trước nguy cơ leo thang do tác động của Covid-19, khiến nhiều quốc gia, nhất là các nước nghèo và đang phát triển, rất dễ lâm vào những cuộc khủng hoảng tồi tệ.
Một loại thí nghiệm cực kỳ nguy hiểm
Tháng 2-2019, một bài báo trên Science đã lên tiếng: “Độc quyền – Loại thí nghiệm gây tranh cãi làm cúm gà nguy hiểm hơn sắp tái diễn”.
Câu chuyện thuốc “mồ côi” và chiến thắng của quần chúng trước kẻ tham lam
Vì sao Hãng dược Gilead Sciences không dám nhận “món quà quý” từ FDA? Một câu chuyện về chiến thắng vẻ vang của quần chúng trước sự tham lam.
Tin sai lệch về sức khỏe trong bối cảnh COVID-19: Các diễn biến phức tạp toàn cầu
Điều đáng quan tâm trong luận bàn về tin sai sức khỏe là khoảng cách không xa giữa “tin sai” và “tin dắt mũi”: có rất nhiều tin sai được lan truyền trên mạng xã hội do sự hiểu sai hoặc thiếu hiểu biết của đối tượng loan tin. Đồng thời thấy nhiều loại tin dắt mũi đang được cố ý tuyên truyền với mục đích gây hại cho các nhóm người thiểu số dễ bị tổn thương trong xã hội. Ngoài ra, ranh giới giữa tin sai, tin dắt mũi, và kiến thức phi khoa học là rất mong manh.
Đừng vội tin mọi nghiên cứu
Người theo dõi thông tin khoa học về dịch bệnh COVID-19 ắt hoang mang không ngớt vì các kết quả nghiên cứu cứ chỏi nhau dù công bố chỉ cách nhau vài ngày.
Thông điệp CORONA
Nạn dịch và cảnh tang tóc hiện nay trên thế giới lay động chúng ta mãnh liệt. Chưa bao giờ có một biến cố làm con người chứng kiến luật Vô thường tác động sâu rộng và toàn thể như lần này. Trong vòng vài tuần, sức khỏe hàng triệu người bị đe dọa, mạng sống hàng trăm ngàn người bị tước bỏ. Hàng chục, hàng trăm triệu người mất công ăn việc làm. Cơ sở kinh doanh, hàng triệu Công ty phá sản chỉ sau một đêm. Gia đình, học đường và tương quan xã hội tưởng như thành tố bền vững của xã hội, chỉ cần một sắc lệnh của Nhà nước là bị xáo trộn và gián đoạn. Trật tự kinh tế mà chúng ta gọi là toàn cầu hóa, tưởng như là Công thức bất di bất dịch, bị đặt lại vấn đề như trở bàn tay. Và cuối cùng, nhưng là quan trọng nhất, trật tự chính trị thế giới đang đi vào một giai đoạn bất định nguy hiểm, các siêu cường lên án lẫn nhau, chỉ cần một ngòi nổ là xảy ra chiến tranh.
Cuộc đua vaccine Covid-19
Hiện nay, các nhóm nghiên cứu ở các công ty tư nhân và trường đại học trên khắp thế giới đang phát triển hơn 90 loại vaccine phòng virus SARS-CoV-2 bằng nhiều công nghệ khác nhau.
Bệnh dịch và số phận của con người xã hội
Bệnh dịch không chỉ thử thách sức đề kháng của con người sinh học, chúng là chất thử nghiệt ngã đối với con người xã hội, kinh tế và chính trị. Sau hàng triệu năm tiến hóa sinh học và kỹ thuật tổ chức xã hội, có lẽ nỗi ám ảnh này sẽ chưa mất đi trong tương lai gần.
Bước ngoặt toàn cầu hóa và chiến lược phát triển của Việt Nam
Đại dịch COVID-19 sẽ làm cho toàn cầu hóa chuyển sang bước ngoặt mới. Lần này không phải chỉ những người yếu thế mà cả những chủ thể đẩy mạnh toàn cầu hóa trong thời gian qua (như MNCs) cũng phải suy nghĩ lại…
Một giai cấp vô sản mới
Tầng lớp vô sản mới, những người lao động phải làm công việc bấp bênh và nhiều rủi ro, đã manh nha hình thành cùng nền kinh tế công nghệ một thập kỷ qua, nay lại càng đông đảo và sống trong một tình trạng còn bấp bênh hơn nữa bởi cú sốc kinh tế từ COVID-19.
Yural Noah Harari:”Virus không phải là mối nguy hiểm lớn nhất mà COVID-19 mang lại”
Bản dịch bởi IIRR & PMC
Con virus đào sâu bất bình đẳng
Đại dịch COVID-19 đang làm hiển lộ rõ hơn khoảng cách giàu nghèo và sự bất bình đẳng trên thế giới, khi những người lao động không có lưới an sinh xã hội bảo vệ kịp thời đối mặt với rất nhiều rủi ro trong cuộc sống.
Hết mưa là nắng
Nếu diễn tả 4,6 tỉ năm lịch sử Trái đất bằng một ngày hay 24 giờ, thì con người chỉ xuất hiện trong 3 giây cuối cùng! Nhưng ở 3 giây đó, con người đã thay đổi bộ mặt hành tinh này một cách toàn diện, theo cả nghĩa tích cực lẫn tiêu cực.
Yuval Noah Harari: Liệu Coronavirus sẽ thay đổi thái độ của chúng ta về cái chết? Có khi ngược lại
Liệu đại dịch Coronavirus có đưa chúng ta trở về với truyền thống hơn, và chấp nhận những thái độ về sự chết – hay củng cố thêm những nỗ lực của chúng ta nhằm kéo dài sự sống?
WHO, vì đâu nên nỗi?
Mặc dù phản pháo ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đứng về phía Trung Quốc, phản ứng chậm chạp trong thời gian đầu bùng phát dịch, tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus vẫn phải thừa nhận: “Là con người, chúng tôi cũng phạm phải những sai lầm”. Tạm gác lại tranh cãi mang yếu tố chính trị, nhiều người nhận định đúng là WHO đã mắc nhiều sai lầm khi đối phó với đại dịch COVID-19.
Dịch bệnh và quan hệ công chúng của chính quyền
Công tác dịch tễ liên quan đến COVID-19 đang bước vào giai đoạn báo động cao nhất, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khi mà tại châu Âu và châu Á nay xuất hiện những ổ dịch mới và châu Mỹ đang bị đe dọa. Tuy nhiên, chống dịch không chỉ có những can thiệp y tế, mà còn phải khéo léo cả về mặt truyền thông.
Tìm thuốc chữa Covid-19: Thử nghiệm và hy vọng
Các nghiên cứu hiện nay tập trung chủ yếu vào các loại thuốc đã tồn tại để trị bệnh khác, tìm hiểu xem chúng có tác dụng ngăn chặn virus corona hay không, hoặc làm giảm nhẹ các chứng bệnh. Và nuôi hi vọng thời gian sẽ mau chóng mang lại vaccine…
Vũ Hán: Những ngày không thể nào quên
Dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019. Đến nay, thành phố được xem là tâm dịch đã “phong thành” hơn một tháng, số ca nhiễm mới đang giảm, số ca xuất viện ngày càng tăng. Những ngày qua, nhiều người dân Vũ Hán đã trải qua biết bao đau khổ, tuyệt vọng, hụt hẫng và kinh hoàng. Họ kể lại câu chuyện của mình trên báo chí Trung Quốc.
Cách ly vì dịch bệnh: 100 năm khác biệt giữa 2 đại dịch toàn cầu
Những người đang phải tự cách ly, thực thi giãn cách xã hội hay sống trong những vùng bị phong tỏa để chống dịch COVID-19 ngày nay giống và khác thế nào với những người kinh qua đại dịch cúm Tây Ban Nha tròn 100 năm trước?
WEF: Vấn đề tâm lý mới là cái giá lớn nhất của giãn cách xã hội
Nhìn chung, các nhóm có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần lâu dài là những nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch, thanh niên dưới 30 tuổi, trẻ em, người già và những người có cuộc sống bấp bênh, ví dụ, do mắc bệnh tâm thần, khuyết tật và nghèo đói.
Dịch tễ học hệ gene trong dịch COVID 19: Việt Nam cung cấp “vật liệu” cho thế giới
Dù chưa nhiều nhưng những đóng góp về thông tin giải trình tự gene virus SARS-CoV-2 của Việt Nam tại cơ sở dữ liệu GISAID không chỉ đem lại một mảng ghép không thể thiếu trên bản đồ lây truyền của loại virus này mà còn cho thấy tâm thế sẵn sàng cùng tham gia vào trận tuyến COVID-19 trên toàn cầu.
Tại sao khủng hoảng giấy vệ sinh trong dịch COVID-19?
COVID-19 đang khiến người dân ở nhiều quốc gia cảm thấy lo lắng và hốt hoảng. Họ đổ đến các siêu thị để mua giấy vệ sinh, gây ra cuộc khủng hoảng giấy vệ sinh (toilet paper crisis) do thiếu hụt nguồn cung tạm thời ở một số khu vực[1]. Tâm lý hoảng loạn trước dịch bệnh này là không cần thiết, bởi việc tích trữ giấy vệ sinh, từ góc độ khoa học, không giúp gì cho mọi người trong việc phòng chống những loại dịch bệnh như COVID-19[2]. Song, khủng hoảng giấy vệ sinh là một thực tế. Vậy đâu là căn nguyên của cuộc khủng hoảng này?
Cuộc đụng độ văn hóa Á – Âu
Tạm gác sang một bên những thống kê còn gây tranh cãi của Trung Quốc, số liệu ở các nước được coi là minh bạch hơn tại châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam cho thấy tới thời điểm này, phương Đông đang làm tốt hơn phương Tây trong kiềm chế đại dịch COVID-19.
Khi dự án máy trợ thở bị bóp ngạt vì tiền
Sau nhiều đợt dịch bệnh như SARS, MERS rồi cúm gia cầm, cúm lợn, các chuyên gia y tế Mỹ buộc phải đánh giá lại chiến lược đối phó với một đại dịch gây khủng hoảng y tế khắp nơi. Trong các biện pháp phòng chống dịch có dự án sản xuất máy trợ thở, là phòng tuyến cuối cùng khi bệnh nhân trở nặng, suy hô hấp cần hỗ trợ.
Đô thị, dịch bệnh và những người lao động vô hình
Nếu không phải chiến tranh, dịch bệnh chính là thời khắc khiến ý niệm về không gian biến thành câu hỏi lớn đối với chúng ta. Và nó đang gián tiếp phơi bày một diện mạo mới của bất bình đẳng.
Nếu không phải chiến tranh, dịch bệnh chính là thời khắc khiến ý niệm về không gian biến thành câu hỏi lớn đối với chúng ta. Và nó đang gián tiếp phơi bày một diện mạo mới của bất bình đẳng.
Không để trí não rơi vào tay virus corona
Người châu Á có đầu óc tuân thủ hơn người châu Âu, khi xét đến lý do các quốc gia châu Á vượt trội rõ rệt trong cuộc chiến chống virus, và vì sao sự hoảng loạn ở châu Âu khủng khiếp đến thế. Triết gia Byung-Chul Han suy tư về Dữ liệu lớn, Nho giáo và Chủ quyền.
Đòn đánh choáng váng với toàn cầu hóa
Như một yếu tố thay đổi cuộc chơi, COVID-19 khiến dòng chảy thương mại và đầu tư thế giới gián đoạn, đồng thời làm cho xu thế toàn cầu hóa phải được nhìn nhận lại dưới lăng kính mới.
Cuộc chiến bên trong chúng ta
Đại dịch Covid-19 là một cuộc chiến tranh thực sự. Một cuộc chiến tranh ở mức báo động cao nhất, cần sự hợp lực có trách nhiệm của các cá nhân không chỉ trong một cộng đồng, một thành phố, một quốc gia, mà còn ở phạm vi toàn cầu. Cách thế hợp lực đó là: hãy cách xa nhau ra trong các cuộc phong tỏa, trong các lệnh giới nghiêm.
Đại dịch Covid-19: KHXH giúp trả lời những câu hỏi gì?
Cuộc khủng hoảng đa diện bắt đầu từ lĩnh vực sức khỏe – y tế này đã tác động nhanh đến kinh tế, tài chính, sản xuất và mọi mặt đời sống xã hội trên toàn cầu ở mức kỷ lục. Nhưng nó cũng khiến các chính phủ phải lựa chọn, đặt ra các giải pháp mới, mà có thể sẽ gây nên những hiệu ứng dây chuyền khác. Lúc này, các ngành KHXH&NV có thể giúp trả lời những câu hỏi gì?
Hãy bình tĩnh như hệ miễn dịch
Đã đến lúc cần ‘giải oan’ và ‘giải giáp’ cho hệ miễn dịch. Cơ thể ta không phải một chiến trường, với các tế bào miễn dịch luôn phải đằng đằng sát khí nơi tiền tuyến…
Ứng phó với dịch bệnh: Vấn đề của an ninh xã hội
Những ngày qua, các báo đồng loạt đưa tin “hết hàng”, “cháy hàng” kèm theo cảnh người dân chen nhau mua khẩu trang và nước rửa tay, trong khi tin tức về dịch viêm phổi do 2019-nCoV gây ra đang thu hút mọi sự chú ý và để lại rất nhiều hoang mang trong cộng đồng.
Đầu tư nghiên cứu y sinh dược học: “Nuôi quân ba năm”
Những nỗ lực góp phần ứng phó cũng như tìm hiểu về bản chất dịch bệnh và các tác động lên cơ thể con người của virus SARS-CoV-2 mà các nhà khoa học Việt Nam đang thực hiện là kết quả của quá trình nâng cao năng lực nghiên cứu từ rất lâu, thông qua các đầu tư cho nghiên cứu y sinh dược học của Bộ KH&CN.
Hãy tích lũy kiến thức khoa học, đừng tích trữ thuốc
Trong cuộc chiến chạy đua của các bác sĩ và nhà khoa học với dịch COVID-19, các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm thuốc liên tục được công khai để thúc đẩy chia sẻ thông tin và hợp tác tìm ra giải pháp.
Huyết thanh của người khỏi Covid-19: Hi vọng mới để chữa trị?
Các bệnh viện ở thành phố New York đang thử nghiệm sử dụng huyết thanh của những người khỏi Covid-19 để chữa bệnh cho những người khác.
Ghép tế bào gốc giúp giảm viêm và tổn thương ở bệnh nhân Covid-19
Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị và vaccine để chặn đứng dịch bệnh Covid-19 nên giới nghiên cứu y học trên thế giới vẫn đang tìm kiếm và thử nghiệm các loại thuốc khác nhau.
Nghiên cứu vaccine: Từ lợi nhuận đến lợi ích quốc gia
Cuộc đua tìm vaccine ngừa Sars-CoV-2, nguyên nhân của đại dịch COVID-19, vẫn đang khẩn trương diễn ra và khó có thể về đích ít nhất là trong vòng một năm tới. Các vấn đề thuần y khoa như làm sao chặn virus chỉ là một phần của bài toán lớn, còn lại là chuyện lời lãi và cả lợi ích quốc gia.
Nhìn lại một trận dịch thời Trung Cổ: Vì sao có những vùng thoát hiểm?
Trận dịch có tên Cái chết đen (The Black Death) càn quét châu Âu vào giữa thế kỷ 14 đã làm chết hàng chục triệu người. Nhưng có một số vùng trong khu vực này gần như bị đại dịch bỏ qua.
Qua nạn dịch này, để chúng ta trở thành những người có trí nhớ
Nhà văn Diêm Liên Khoa quan niệm về viết văn: “Tôi không hề nói rằng sáng tác phải phản ánh mặt đen tối của xã hội, mà cần nhìn thấy ánh sáng trong bóng tối. Văn học vô cùng đa dạng phong phú, nhưng văn học càng phức tạp, càng sâu sắc phải viết được thứ ánh sáng trong bóng tối, cái thiện và tình yêu thương trong sự đen tối, điều tốt đẹp trong sự đen tối”.
Dịch bệnh: Thuốc thử cho sự trưởng thành của các xã hội
“Du lịch cà phê”, “Ngoại giao khẩu trang”, “Covidiotic”, “Infodemia”… chắc chắn đó chỉ là một trong số rất nhiều những từ – cụm từ mới (hay những meme, những “lời có cánh” – sao cũng được) một khi nhân loại đi qua đại dịch này…
Các phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ: Nghiên cứu kháng thể và thuốc kháng virus để ứng phó COVID-19
Các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrwence Livermore (LLNL) của Hoa Kỳ đang đóng góp vào cuộc chiến chống dịch COVID-19 trên toàn cầu bằng cách kết hợp trí tuệ nhân tạo/học máy, tin sinh học và siêu máy tính để tìm ra ứng cử viên cho kháng thể và dược phẩm mới chống lại dịch bệnh này.
Đại dịch COVID-19: Góc nhìn từ vật lý và sinh học cấu trúc
Năm 2020 đã trở thành một mốc lịch sử khi toàn thế giới phải chống chọi với đại dịch COVID-19, một thảm họa lớn nhất của nhân loại kể từ chiến tranh thế giới thứ 2. Từ những nước đang phát triển cho đến các quốc gia giàu mạnh nhất thế giới, tất cả đều đang gồng hết sức mình để ngăn chặn đại dịch, huy động toàn bộ các tiềm lực kinh tế, quốc phòng, y tế… cùng sự đóng góp của toàn cộng đồng, trong đó các hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH).
Thúc đẩy phát triển vaccine quá nhanh có phản tác dụng?
Một cuộc chạy đua toàn cầu tìm vaccine coronavirus đang diễn ra khi Mỹ, Trung Quốc, châu Âu đang thúc đẩy các nhà nghiên cứu và công ty dược phẩm để trở thành người đầu tiên có được phương thức chữa trị bệnh dịch này.
Những hình dạng của kinh tế hậu COVID-19
Những suy giảm, và cả hoảng loạn, trên các thị trường tài chính lớn vì COVID-19 một tháng qua khi dịch bệnh ngày càng giống với một đại dịch toàn cầu làm nảy ra nhiều tranh luận kinh tế vĩ mô. Phải chăng đây chỉ là bước lùi tạm thời, hay sẽ là một cuộc suy thoái toàn cầu nữa? Nếu là một cuộc suy thoái, thì suy thoái do COVID-19 có thể tệ tới mức nào? Sẽ có những kịch bản nào cho tăng trưởng và hồi phục? Và cuối cùng, liệu sẽ có tác động dài hạn nào về mặt cấu trúc với nền kinh tế bởi những gì đang diễn ra không?
Ứng dụng mô hình OODA loop trong cuộc chiến chống COVID-19
Đại tá John Boyd (1927 – 1997) là một huyền thoại của Không lực Hoa Kỳ, nhưng không phải nhờ thành tích trong chiến trận, mà là những lý thuyết và mô hình tư duy chiến lược OODA loop do ông phát triển – hiện đang ảnh hưởng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực như quân sự, thể thao, kinh doanh, tố tụng… và có thể áp dụng trong cuộc chống Covid-19.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi đoàn kết để chiến thắng đại dịch
Ngày 30/3, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm chiến thắng đại dịch COVID-19.
Nước Mỹ và hậu quả từ giai đoạn phớt lờ khoa học
Khoa học và y tế cộng đồng chưa bao giờ là ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong nhiệm kỳ.