Tạp chí Life Balance | No.47 | OSHE Magazine – Tia cực tím và sức khỏe
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nên bị ảnh hưởng bởi các tia UV cường độ mạnh gây hại đến sức khỏe con người khá lớn, đặc biệt là khu vực Hồ Chí Minh và Hà Nội có cường độ tia UV khá mạnh, nhất là những năm gần đây biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt. Nắng nóng kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hoạt động của con người. Tia UV có tác dụng tổng hợp vitamin D nhưng khi tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài, tia sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Số Tạp chí Life Balance OSHE này, xin trân trọng giới thiệu tới Quý độc giả những thông tin về tia UV, ảnh hưởng của nó tới sức khỏe cũng như một số cách phòng tránh tác hại của tia UV.
Bệnh nhân số 0: Khái niệm gây hiểu lầm và định kiến cần loại bỏ
Trong những ngày căng thẳng vì đại dịch Covid-19, từ “bệnh nhân số 0” được nhắc đến nhiều lần, nhằm truy dấu, tìm kiếm ca bệnh đầu tiên trong cộng đồng. Nhưng thực chất, đây là một thuật ngữ không ổn định về mặt khái niệm, thường được áp dụng thái quá, sai lầm và gây nhiều hệ lụy.
Bệnh dịch và số phận của con người xã hội
Bệnh dịch không chỉ thử thách sức đề kháng của con người sinh học, chúng là chất thử nghiệt ngã đối với con người xã hội, kinh tế và chính trị. Sau hàng triệu năm tiến hóa sinh học và kỹ thuật tổ chức xã hội, có lẽ nỗi ám ảnh này sẽ chưa mất đi trong tương lai gần.
Dịch tễ học hệ gene trong dịch COVID 19: Việt Nam cung cấp “vật liệu” cho thế giới
Dù chưa nhiều nhưng những đóng góp về thông tin giải trình tự gene virus SARS-CoV-2 của Việt Nam tại cơ sở dữ liệu GISAID không chỉ đem lại một mảng ghép không thể thiếu trên bản đồ lây truyền của loại virus này mà còn cho thấy tâm thế sẵn sàng cùng tham gia vào trận tuyến COVID-19 trên toàn cầu.
Tại sao khủng hoảng giấy vệ sinh trong dịch COVID-19?
COVID-19 đang khiến người dân ở nhiều quốc gia cảm thấy lo lắng và hốt hoảng. Họ đổ đến các siêu thị để mua giấy vệ sinh, gây ra cuộc khủng hoảng giấy vệ sinh (toilet paper crisis) do thiếu hụt nguồn cung tạm thời ở một số khu vực[1]. Tâm lý hoảng loạn trước dịch bệnh này là không cần thiết, bởi việc tích trữ giấy vệ sinh, từ góc độ khoa học, không giúp gì cho mọi người trong việc phòng chống những loại dịch bệnh như COVID-19[2]. Song, khủng hoảng giấy vệ sinh là một thực tế. Vậy đâu là căn nguyên của cuộc khủng hoảng này?
Đòn đánh choáng váng với toàn cầu hóa
Như một yếu tố thay đổi cuộc chơi, COVID-19 khiến dòng chảy thương mại và đầu tư thế giới gián đoạn, đồng thời làm cho xu thế toàn cầu hóa phải được nhìn nhận lại dưới lăng kính mới.
Khủng hoảng dịch bệnh: Cuộc đụng độ của hai luồng triết học
Khẩu trang cứu mạng người, là bài học từ ví dụ Hàn Quốc, nhưng người Đức không tin. Tới ngày 31-3 vừa rồi, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn nói dân tình không cần đeo khẩu trang, hoàn toàn trái ngược với Cơ quan Kiểm soát bệnh tật Trung Quốc, khăng khăng khuyên dân châu Âu và Mỹ nên sớm đeo khẩu trang.
Thúc đẩy phát triển vaccine quá nhanh có phản tác dụng?
Một cuộc chạy đua toàn cầu tìm vaccine coronavirus đang diễn ra khi Mỹ, Trung Quốc, châu Âu đang thúc đẩy các nhà nghiên cứu và công ty dược phẩm để trở thành người đầu tiên có được phương thức chữa trị bệnh dịch này.