Tổng quan về lợi ích và hạn chế của hệ thống tái chế nước trong lĩnh vực xây dựng
Benefits and limitations of recycled water systems in the building sector: a review
Tác giả: Lin Chen, Zhonghao Chen, Yunfei Liu, Eric Lichtfouse, Yushan Jiang, Jianmin Hua, Ahmed I. Osman, Mohamed Farghali, Lepeng Huang, Yubing Zhang, David W. Rooney, Pow-Seng Yap
Ngày đăng tải: 08/01/2024
Xây dựng công trình cần một lượng lớn nước ngọt, từ đó làm cạn kiệt nguồn nước tự nhiên vốn đã hạn hẹp. Nhưng, vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách sử dụng nước được tái chế trong xây dựng và hệ thống tòa nhà. Tuy nhiên, việc tích hợp hệ thống tái chế nước bị hạn chế bởi tính phức tạp, chi phí, sự nhạy cảm với biến động môi trường và sự phối hợp giữa các nhà hoạch định chính sách, nhà phát triển và các nhà xây dựng. Trong bài viết này, chúng tôi đánh giá lại các hệ thống tái chế nước trong các tòa nhà. Cụ thể hơn là tập trung vào các nghiên cứu về việc triển khai thành công, chính sách, xử lý nước tái chế trong các tòa nhà và về mặt sức khỏe. So với nước máy thông thường, việc sử dụng nước tái chế giúp cải thiện độ đồng nhất và khả năng thi công của bê tông tái chế từ 12-14%, đồng thời tăng độ nhớt của bê tông lên 11% và ứng suất chảy lên 25%. Chúng tôi bàn luận về những phức tạp của việc xây dựng hệ thống tái chế nước trong các tòa nhà. Qua đó nhấn mạnh đến việc bảo tồn nước, giảm thiểu tác động môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế. Những thách thức bao gồm đảm bảo chất lượng nước, cơ sở hạ tầng đường ống kép và tuân thủ các quy định. Các can thiệp của chính phủ như các ưu đãi, ủy nhiệm và chính sách trợ cấp là một trong những động lực thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi. Những tiến bộ về công nghệ, như lọc màng và quá trình oxy hóa tiên tiến, đều được nghiên cứu về ưu – nhược điểm.
Link: SpringerLink