NGHIÊN CỨU

Th2
16

Life Balance | OSHE Magazine | No.52 | Hen suyễn – Ảnh hưởng sức khỏe đô thị

Mở đầu cho năm mới, Ban biên tập chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến Quý độc giả nghiên cứu quan trọng mở ra những hiểu biết mới về mối liên kết giữa chất ô nhiễm không khí và các cơn hen suyễn ở đô thị.
Bệnh hen suyễn không chỉ là một thách thức sức khỏe đang gia tăng trên toàn cầu mà còn đặt ra những lo ngại đặc biệt đối với cộng đồng đô thị, nơi mà ảnh hưởng của môi trường có thể trở thành nguyên nhân chính. Các nghiên cứu đã xác định rõ ràng sự ảnh hưởng của môi trường đô thị đối với sức khỏe hô hấp, đặc biệt là những chất ô nhiễm như bụi mịn và ozone. Trẻ em, đặc biệt là những đứa trẻ lớn lên trong thành phố, đang phải đối mặt với những rủi ro và thách thức đặc biệt từ căn bệnh này. Ảnh hưởng của hen suyễn không chỉ dừng lại ở mức độ sức khỏe cá nhân mà còn có tác động lớn đến chất lượng cuộc sống của cả cộng đồng đô thị.

By IIRR admin | Chuyên đề - Tạp chí
DETAIL
Th12
12

Life Balance | OSHE Magazine | No.51 | Lợi ích sức khỏe khi sống trong căn hộ (phần 2)

Sống trong căn hộ không chỉ đơn giản là một sự chọn lựa về không gian sống, mà còn là quá trình khám phá mối quan hệ, sự giao tiếp xã hội và những lợi ích sức khỏe toàn diện từ khía cạnh thể chất đến tâm lý. Những bài viết được giới thiệu cho thấy, việc sống trong căn hộ không chỉ tiết kiệm thời gian và công sức liên quan đến bảo dưỡng sân vườn, mà còn tạo ra một môi trường cộng đồng sôi động và gần gũi. Sự giao tiếp xã hội và mối quan hệ trong cộng đồng căn hộ được coi là một yếu tố quan trọng giúp giảm stress và tăng cường tâm lý tích cực. Những ưu điểm này góp phần tạo ra một môi trường sống hòa mình, làm giàu cuộc sống và tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân.

By IIRR admin | Chuyên đề - Tạp chí
DETAIL
Th10
06

Life Balance | OSHE Magazine | No.49 | Cuộc sống đô thị và sức khỏe tâm thần

Ngày càng có nhiều người chọn sống ở khu vực thành thị vì mang lại khả năng tiếp cận tốt hơn với các cơ hội chăm sóc sức khỏe, giáo dục và việc làm. Tuy nhiên, cư dân đô thị cũng phải đối mặt với những thách thức nhất định, bao gồm tiếp xúc với các chất ô nhiễm, thiếu không gian xanh, sự đông đúc. Sống ở khu vực thành thị có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các chứng rối loạn tâm thần, bao gồm lo lắng, trầm cảm và tâm thần phân liệt.

By IIRR admin | Chuyên đề - Tạp chí
DETAIL
Th7
03

Life Balance | No.46 | OSHE Magazine – Ảnh hưởng sức khỏe do tiếng ồn giao thông

Tiếng ồn có ảnh hưởng đến sức khỏe con người và về lâu dài có thể dẫn đến những ảnh hưởng thực tế đến sức khỏe. Đặc biệt, tiếng ồn vào ban đêm được cho là có hại vì nó góp phần gây khó ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ và thức dậy sớm hơn.
Số Tạp chí lần này, Ban biên tập sẽ cùng Quý độc giả cùng tiếp tục tìm hiểu những ảnh hưởng sức khỏe do tiếng ồn giao thông gây ra.

By IIRR admin | Chuyên đề - Tạp chí
DETAIL
Th6
05

Tạp chí Life Balance | No.45 | OSHE Magazine – Hướng dẫn giảm tiếng ồn giao thông

Trong nhưng năm qua sự phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, kèm theo đó là sự phát triển mạng lưới giao thông trong các đô thị ở Việt Nam, đã làm gia tăng mức ồn trong đô thị. Ô nhiễm tiếng ồn trên các tuyến đường giao thông đường bộ nói chung, đặc biệt là trên các tuyến đường trong các đô thị nói riêng được đánh giá là một trong những vấn đề môi trường giao thông quan trọng cần phải kiểm soát.
Lần này, Ban biên tập Tạp chí Life Balance – OSHE chúng tôi xin giới thiệu với Quý độc giả Hướng dẫn giảm tiếng ồn giao thông của Úc dành cho những người làm xây dựng, thiết kế và người dân giúp họ có thể biết và thực hiện những bước thiết thực để giảm mức độ tiếng ồn giao thông và và những ảnh hưởng do nó mang lại.

By IIRR admin | Chuyên đề - Tạp chí
DETAIL
Th5
05

Tạp chí Life Balance | No.44 | OSHE Magazine – Tiếng ồn giao thông đô thị

Cùng với sự phát triển của các đô thị, ô nhiễm tiếng ồn cũng ngày càng lớn đến mức báo động trong đó tiếng ồn giao thông là nguồn gây ra tiếng ồn lớn nhất ở các thành phố. Lưu lượng lớn xe cộ như xe máy, ô tô và các phương tiện giao thông đường bộ khác có động cơ đốt trong đang khiến tiếng ồn giao thông đường bộ trở thành nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn hàng đầu và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân đô thị.

By IIRR admin | Chuyên đề - Tạp chí
DETAIL
Th4
03

Tạp chí Life Balance | No.43 | OSHE Magazine – Ô nhiễm tiếng ồn

Chắc chắn rằng tất cả chúng ta đều đã từng trải qua cảm giác khó chịu khi âm thanh ồn ào xuất hiện ở nhà, ở văn phòng, trường học hay trong một nhà hàng. Ô nhiễm tiếng ồn là một mối đe dọa vô hình, được định nghĩa là bất kỳ âm thanh không mong muốn hoặc đáng lo ngại nào có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự thoải mái của con người cũng như các sinh vật sống khác.
Chúng ta không thể đánh giá quá mức tác động tiêu cực của ô nhiễm tiếng ồn đối với sức khỏe và sự an toàn của con người bởi trong một số trường hợp thì ô nhiễm tiếng ồn là không thể tránh khỏi. Cùng với đô thị hóa, ô nhiễm tiếng ồn đang lan vào các vùng ngoại ô và nông thôn liền kề, nơi trước đây được coi là chỗ trú ẩn an toàn khỏi ô nhiễm tiếng ồn của thành phố, và nhấn chìm các khu vực yên bình trong sự ồn ào của cuộc sống thành phố.

By IIRR admin | Chuyên đề - Tạp chí
DETAIL
Th3
03

Tạp chí Life Balance | No.42 | OSHE Magazine – Đô thị hóa và nồng độ bụi mịn

Số Tạp chí lần này, Ban biên tập chúng tôi xin gửi tới Quý độc giả một nghiên cứu thực nghiệm về tác động của quá trình đô thị hóa đối với nồng độ bụi mịn (PM2.5) được tiến hành tại 135 quốc gia ở các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau giai đoạn 1988 – 2014. Kết quả chỉ ra rằng đô thị hóa có mối quan hệ đáng kể với nồng độ PM2.5, nhưng mức độ ảnh hưởng khác nhau giữa các nhóm quốc gia có mức độ phát triển khác nhau.

By IIRR admin | Chuyên đề - Tạp chí
DETAIL
Th2
09

Tạp chí Life Balance | No.41 | OSHE Magazine – Đô thị hóa – Tự do kinh tế và Chất lượng không khí

Số Tạp chí lần này xin giới thiệu với Quý độc giả một nghiên cứu nhằm tìm hiểu liệu quá trình đô thị hóa và tự do kinh tế có gây ra mức độ PM2.5 cao hơn ở các nước đang phát triển hay không dựa trên số liệu của 63 nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình thấp trong giai đoạn 2010 – 2017. Kết quả chỉ ra rằng PM2.5 không nhạy cảm với những thay đổi của gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa, tác động của quá trình đô thị hóa đối với PM2.5 phụ thuộc vào mức độ tự do kinh tế và ngược lại.

By IIRR admin | Chuyên đề - Tạp chí
DETAIL
Th7
03

Maurice Hilleman: Người ngăn chặn một đại dịch

Tháng tư năm 1957, một căn bệnh bí ẩn đang lan rộng khắp Hồng Kông. Các nhân viên y tế hằng ngày phải đón rất nhiều bệnh nhi, và hơn 10% dân số thành phố này đã bị nhiễm cúm.

By Hang Do | Tin tức- Phân tích
DETAIL
Th6
24

Nguồn gốc SARS-CoV-2: Bí ẩn lớn nhất

Mặc dù chúng ta đều biết rằng SARS-CoV-2 đến từ một loài động vật, nhưng việc tìm ra loài nào thì lại là việc vô cùng phức tạp.

By Hang Do | Khoa học
DETAIL
Th5
20

Đừng vội tin mọi nghiên cứu

Người theo dõi thông tin khoa học về dịch bệnh COVID-19 ắt hoang mang không ngớt vì các kết quả nghiên cứu cứ chỏi nhau dù công bố chỉ cách nhau vài ngày.

By Hang Do | Khoa học
DETAIL
Th5
15

Cuộc đua vaccine Covid-19

Hiện nay, các nhóm nghiên cứu ở các công ty tư nhân và trường đại học trên khắp thế giới đang phát triển hơn 90 loại vaccine phòng virus SARS-CoV-2 bằng nhiều công nghệ khác nhau.

By Hang Do | Khoa học
DETAIL
Th5
15

Covid-19: Niềm tin của công chúng vào khoa học?

Trong đại dịch Covid-19, các nhà khoa học (KH) phải đứng trước hàng loạt các câu hỏi, trả lời những mối lo ngại của dân chúng và tư vấn khuyến nghị cho các chính phủ – dường như niềm tin của công chúng vào KH trở nên mạnh hơn bao giờ hết. Nhưng thực sự, mối quan hệ giữa KH và xã hội lại phức tạp hơn vẻ bề ngoài ấy khá nhiều.

By Hang Do | Khoa học
DETAIL
Th4
26

Dịch tễ học hệ gene trong dịch COVID 19: Việt Nam cung cấp “vật liệu” cho thế giới

Dù chưa nhiều nhưng những đóng góp về thông tin giải trình tự gene virus SARS-CoV-2 của Việt Nam tại cơ sở dữ liệu GISAID không chỉ đem lại một mảng ghép không thể thiếu trên bản đồ lây truyền của loại virus này mà còn cho thấy tâm thế sẵn sàng cùng tham gia vào trận tuyến COVID-19 trên toàn cầu.

By Hang Do | Khoa học
DETAIL
Th4
08

Hãy bình tĩnh như hệ miễn dịch

Đã đến lúc cần ‘giải oan’ và ‘giải giáp’ cho hệ miễn dịch. Cơ thể ta không phải một chiến trường, với các tế bào miễn dịch luôn phải đằng đằng sát khí nơi tiền tuyến…

DETAIL
Th4
08

Đầu tư nghiên cứu y sinh dược học: “Nuôi quân ba năm”

Những nỗ lực góp phần ứng phó cũng như tìm hiểu về bản chất dịch bệnh và các tác động lên cơ thể con người của virus SARS-CoV-2 mà các nhà khoa học Việt Nam đang thực hiện là kết quả của quá trình nâng cao năng lực nghiên cứu từ rất lâu, thông qua các đầu tư cho nghiên cứu y sinh dược học của Bộ KH&CN.

By Hang Do | Khoa học
DETAIL
Th4
08

Huyết thanh của người khỏi Covid-19: Hi vọng mới để chữa trị?

Các bệnh viện ở thành phố New York đang thử nghiệm sử dụng huyết thanh của những người khỏi Covid-19 để chữa bệnh cho những người khác.

By Hang Do | Khoa học
DETAIL
Th4
08

Ghép tế bào gốc giúp giảm viêm và tổn thương ở bệnh nhân Covid-19

Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị và vaccine để chặn đứng dịch bệnh Covid-19 nên giới nghiên cứu y học trên thế giới vẫn đang tìm kiếm và thử nghiệm các loại thuốc khác nhau.

By Hang Do | Khoa học
DETAIL
Th4
02

Các phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ: Nghiên cứu kháng thể và thuốc kháng virus để ứng phó COVID-19

Các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrwence Livermore (LLNL) của Hoa Kỳ đang đóng góp vào cuộc chiến chống dịch COVID-19 trên toàn cầu bằng cách kết hợp trí tuệ nhân tạo/học máy, tin sinh học và siêu máy tính để tìm ra ứng cử viên cho kháng thể và dược phẩm mới chống lại dịch bệnh này.

By Hang Do | Khoa học
DETAIL
Th4
02

Đại dịch COVID-19: Góc nhìn từ vật lý và sinh học cấu trúc

Năm 2020 đã trở thành một mốc lịch sử khi toàn thế giới phải chống chọi với đại dịch COVID-19, một thảm họa lớn nhất của nhân loại kể từ chiến tranh thế giới thứ 2. Từ những nước đang phát triển cho đến các quốc gia giàu mạnh nhất thế giới, tất cả đều đang gồng hết sức mình để ngăn chặn đại dịch, huy động toàn bộ các tiềm lực kinh tế, quốc phòng, y tế… cùng sự đóng góp của toàn cộng đồng, trong đó các hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH).

By Hang Do | Khoa học
DETAIL
Th4
02

Rober Koch: Đặt nền móng cho ngành vi khuẩn học

Từ khám phá trực khuẩn than, Robert Koch đã khai sinh một lĩnh vực mới trong y khoa: vi khuẩn học. Nhiều đồng nghiệp bấy giờ cũng như sau 110 năm từ ngày ông mất, đều phải ngả mũ trước những phát kiến đã góp phần mở ra thời đại vàng của khoa học thực nghiệm cũng như kỷ nguyên mới của ngành y tế công cộng.

By Hang Do | Khoa học
DETAIL
Th3
30

Bắt đầu thử nghiệm vaccine coronavirus: Năm câu hỏi chính

Một số chuyên gia cảnh báo, tăng tốc các thử nghiệm sẽ dẫn đến một số rủi ro liên quan.

By Hang Do | Khoa học
DETAIL