Hàng tỷ người sẽ di chuyển ồ ạt đến các thành phố, tạo ra nhu cầu về hoạch định chính sách có trách nhiệm.

Năm 2018, Ủy ban các Vấn đề Kinh tế – Xã hội Liên Hợp Quốc báo cáo rằng 55% dân số thế giới sống ở khu vực thành thị, và ước tính rằng con số này sẽ đạt 68% vào năm 2050. Sự dịch chuyển không ngừng từ nông thôn ra thành thị sẽ khiến 2.5 tỷ người di cư tới khu vực đô thị với mong muốn tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn, thú vị hơn cùng những cơ hội mới. Do đó, các khu vực đô thị sẽ đối mặt với nhiều thách thức lớn như thiếu hụt nhà ở giá rẻ và tăng nhu cầu xử lý chất thải, nhu cầu tiếp cận với nước sạch và việc làm, đồng thời làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn giao thông.

Công nghệ có thể hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách trong việc quản lý các nhóm dân cư được tạo nên từ cộng đồng người di cư đại diện cho các sắc tộc, văn hóa, tôn giáo khác nhau, và trong việc đáp ứng nhu cầu của dân số già hóa trong nỗ lực giải quyết sự bất bình đẳng.

Ví dụ, Singapore là đất nước đa chủng tộc và tôn giáo được quản lý một cách cẩn thận thông qua chính sách khuyến khích hòa nhập, bao gồm phân bổ nhà ở công cộng nhằm phòng tránh phân biệt địa vị xã hội, cùng các chương trình giáo dục và dịch vụ công thúc đẩy quá trình hòa nhập. Trong khi sự đa dạng dân số mà các nước phát triển như Singapore đang phải đối mặt chủ yếu do di cư quốc tế tạo nên thì ở các nước đang phát triển, sự đa dạng dân số chủ yếu do di cư trong nước mang lại.

Theo Báo cáo Di cư Thế giới 2018 của Tổ chức Di cư Quốc tế, việc di cư trong nước vẫn là một đặc điểm nổi bật tại các quốc gia Đông Á. Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, chỉ riêng Indonesia đã có khoảng 9,8 triệu người di cư tạm thời, trong khi đó Malaysia là một quốc gia đô thị hóa mạnh mẽ (75% dân số), nơi di cư trong nước chiếm gần 89% tổng số người di cư, và khoảng 40% dân số Bắc Kinh (Trung Quốc) cũng là người di cư. Đáp ứng sự đa dạng dân số cũng đồng nghĩa với việc không bỏ rơi bộ phận dân số từ 60 tuổi trở lên, bởi bộ phận này dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050 trên phạm vi toàn cầu.  Ở Nhật Bản, nơi có 27% dân số đang ở độ tuổi trên 65  (theo Liên Hợp Quốc), Chính phủ đã có những thay đổi cấp thiết về cung cấp dịch vụ sức khỏe.

Từ năm 2000, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe dài hạn được đưa vào sử dụng nhằm bổ trợ cho chiến lược lương hưu quốc gia. Nhật Bản cũng là một trong những nước đi đầu trong việc sử dụng robot để hỗ trợ người già. Ngoài ra cũng có một thách thức khác: Các thành phố đang phải đối mặt với sự bất bình đẳng giữa những người tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và những người bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là ở các trung tâm công nghệ cao, nơi chênh lệch thu nhập đã gây ra khó khăn trong việc mua nhà với giới trung lưu, chẳng hạn như San Francisco

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới