Hiện nay, một số công cụ đã được phát triển nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý trong việc cải thiện khả năng chi trả nhà ở và tăng cường sự ổn định.

Trong thế giới bất động sản, các quy định hợp lý, đủ khả năng kiểm soát sự biến động của giá nhà ở đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế tác động sâu rộng và mang tính hệ thống của bong bóng tài chính. Theo báo cáo được công bố bởi Ngân hàng Thụy Sĩ UBS, tính đến năm 2018, các thành phố có nguy cơ đối mặt với giá bong bóng bất động sản cao nhất bao gồm Amsterdam, Hồng Kong, London, Munich, Toronto và Vancouver. Cũng theo báo cáo này, từ năm 2008 đến 2018, giá nhà toàn cầu đã tăng 35%, và khả năng mua nhà có diện tích 60 mét vuông ở hầu hết các thành phố hiện đều vượt quá ngân sách của phần lớn người dân có mức lương trung bình làm việc trong lĩnh vực dịch vụ tay nghề cao.

Tốc độ chuyển biến nhanh chóng của thị trường bất động sản, thúc đẩy bởi sự đổi mới công nghệ, đòi hỏi sự tinh chỉnh về quy định mà theo đó các công ty cần nỗ lực giảm thiếu nguy cơ phá sản- nhằm đảm bảo sự ổn định liên tục cho hệ thống tài chính nói chung. Các biện pháp như giới hạn hoặc hạ thấp tỷ lệ cho vay theo giá trị nhằm giảm chi phí, đặt giới hạn thời gian cần thiết để trả nợ, tăng thuế áp dụng khi bán bất động sản, và hạn chế mua nhiều bất động sản phục vụ đầu tư và đầu cơ có thể giúp hạn chế sự phát triển bong bóng bất động sản.

Bên cạnh thị trường bất động sản, việc tăng cường sự ổn định cân đối kế toán của ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt nỗi lo về một cuộc khủng hoảng tài chính khác có thể xảy ra sau khi cuộc khủng hoảng thế chấp tín dụng thứ cấp liên quan đến bất động sản ở Hoa Kỳ gây ra suy thoái và thất nghiệp lan rộng.

Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới