đô thị hóa và ô nhiễm không khí

Th2
16

Life Balance | OSHE Magazine | No.52 | Hen suyễn – Ảnh hưởng sức khỏe đô thị

Mở đầu cho năm mới, Ban biên tập chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến Quý độc giả nghiên cứu quan trọng mở ra những hiểu biết mới về mối liên kết giữa chất ô nhiễm không khí và các cơn hen suyễn ở đô thị.
Bệnh hen suyễn không chỉ là một thách thức sức khỏe đang gia tăng trên toàn cầu mà còn đặt ra những lo ngại đặc biệt đối với cộng đồng đô thị, nơi mà ảnh hưởng của môi trường có thể trở thành nguyên nhân chính. Các nghiên cứu đã xác định rõ ràng sự ảnh hưởng của môi trường đô thị đối với sức khỏe hô hấp, đặc biệt là những chất ô nhiễm như bụi mịn và ozone. Trẻ em, đặc biệt là những đứa trẻ lớn lên trong thành phố, đang phải đối mặt với những rủi ro và thách thức đặc biệt từ căn bệnh này. Ảnh hưởng của hen suyễn không chỉ dừng lại ở mức độ sức khỏe cá nhân mà còn có tác động lớn đến chất lượng cuộc sống của cả cộng đồng đô thị.

By IIRR admin | Chuyên đề - Tạp chí
DETAIL
Th3
03

Tạp chí Life Balance | No.42 | OSHE Magazine – Đô thị hóa và nồng độ bụi mịn

Số Tạp chí lần này, Ban biên tập chúng tôi xin gửi tới Quý độc giả một nghiên cứu thực nghiệm về tác động của quá trình đô thị hóa đối với nồng độ bụi mịn (PM2.5) được tiến hành tại 135 quốc gia ở các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau giai đoạn 1988 – 2014. Kết quả chỉ ra rằng đô thị hóa có mối quan hệ đáng kể với nồng độ PM2.5, nhưng mức độ ảnh hưởng khác nhau giữa các nhóm quốc gia có mức độ phát triển khác nhau.

By IIRR admin | Chuyên đề - Tạp chí
DETAIL
Th2
09

Tạp chí Life Balance | No.41 | OSHE Magazine – Đô thị hóa – Tự do kinh tế và Chất lượng không khí

Số Tạp chí lần này xin giới thiệu với Quý độc giả một nghiên cứu nhằm tìm hiểu liệu quá trình đô thị hóa và tự do kinh tế có gây ra mức độ PM2.5 cao hơn ở các nước đang phát triển hay không dựa trên số liệu của 63 nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình thấp trong giai đoạn 2010 – 2017. Kết quả chỉ ra rằng PM2.5 không nhạy cảm với những thay đổi của gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa, tác động của quá trình đô thị hóa đối với PM2.5 phụ thuộc vào mức độ tự do kinh tế và ngược lại.

By IIRR admin | Chuyên đề - Tạp chí
DETAIL
Th1
04

Tạp chí Life Balance | No.40 | OSHE Magazine – Đô thị hóa tác động PM2.5 và sức khỏe

Số tạp chí lần này chúng tôi trân trọng giới thiệu tới quí độc giả kết quả nghiên cứu về tác động của đô thị hóa tới nồng độ PM2.5 và gánh nặng sức khỏe do PM.2.5 gây ra. Nghiên cứu chỉ ra rằng quá trình đô thị hóa có thể làm tăng nồng độ PM2.5 trên toàn cầu, mật độ tử vong do PM2.5 (số người chết/100 km2) cũng có mối tương quan thuận với mức độ đô thị hóa ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Sự thay đổi do khí tượng gây ra trong gánh nặng sức khỏe do PM2.5 đã tăng lên cùng với sự gia tăng mức độ đô thị hóa từ năm 1980 đến năm 2018. Nghiên cứu cũng cho thấy thấy nhu cầu cấp thiết phải hiểu được động lực đằng sau sự xuất hiện của các tình huống khí tượng bất lợi và đề xuất các biện pháp giảm thiểu khí hậu phù hợp.

By IIRR admin | Chuyên đề - Tạp chí
DETAIL
Th12
05

Tạp chí Life Balance | No.39 | OSHE Magazine – Đô thị hóa và bệnh không lây nhiễm

Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng dẫn đến gánh nặng n.gày càng tăng của các bệnh không lây nhiễm (NCD) trên toàn thế giới, được đặc trưng bởi lối sống không lành mạnh như sử dụng thuốc lá và rượu, lười vận động và chế độ ăn uống không lành mạnh. Trong những năm gần đây sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm là mối quan tâm chung của toàn cầu và Việt nam vì là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong.

By IIRR admin | Chuyên đề - Tạp chí
DETAIL
Th11
02

Tạp chí Life Balance | No.38 | OSHE Magazine – Đô thị hóa nhanh: cơ hội và thách thức

Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sức khỏe dân số khó có thể được quy cho bất kỳ nguyên nhân nào. So với khu vực nông thôn, tác động tích cực của đô thị hóa đối với y tế thể hiện ở chỗ các thành phố có cơ hội việc làm và thu nhập tốt hơn, nguồn lực giáo dục và y tế tốt hơn, mối quan hệ xã hội cũng chặt chẽ hơn. Mặc dù nhiều người cho rằng đô thị hóa sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống nhưng trên thực tế, đô thị hóa có hại cho sức khỏe của một số nhóm người dễ bị tổn thương, điều này còn biểu hiện ở việc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh lưu hành và khả năng bùng phát dịch bệnh.
Số Tạp chí tháng này chúng tôi xin giới thiệu với Quý độc giả những cơ hội và thách thức do đô thị hóa mang lại đặc biệt là những vấn đề liên quan tới sức khỏe.

By IIRR admin | Chuyên đề - Tạp chí
DETAIL
Th10
03

Tạp chí Life Balance | No.37 | OSHE Magazine – Sức khỏe đô thị

Đô thị hóa ảnh hưởng đến 2 mặt của vấn đề sức khỏe. Đô thị hóa mang lại những lợi ích của việc sẵn sàng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, vệ sinh, và an toàn dinh dưỡng, nhưng lại gây ra những tệ nạn của tình trạng quá tải, ô nhiễm, thiếu thốn xã hội, tội phạm và các bệnh do căng thẳng gây ra. Ở các nước kém phát triển, đô thị hóa cũng mở ra cánh cửa cho các bệnh ‘phương tây’, bao gồm tăng huyết áp, bệnh tim, béo phì, tiểu đường và hen suyễn.
Số tạp chí này, chúng ta xem xét một số khía cạnh liên quan đến sức khỏe của quá trình đô thị hóa và các chiến lược được đưa ra để cải thiện sức khỏe đô thị.

By IIRR admin | Chuyên đề - Tạp chí
DETAIL
Th9
02

Tạp chí Life Balance | No.36 | OSHE Magazine – Đô thị hóa – Nguyên nhân và tác động

Quý độc giả thân mến!
Đô thị hóa từ lâu đã gắn liền với sự phát triển và tiến bộ của con người. Đô thị hóa là xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đô thị hóa có các tác động không nhỏ đến sinh thái và kinh tế khu vực. Đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư. Tuy nhiên, đô thị hóa làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội ví dụ như thiếu việc làm sẽ nảy sinh.
Trong số tạp chí này và các số tiếp theo chúng tôi hân hạnh giới thiệu với Quý độc giả những góc nhìn khác nhau về đô thị hóa đặc biệt là mối liên quan giữa đô thị hóa và sức khỏe cộng đồng.
Trân trọng!

By IIRR admin | Chuyên đề - Tạp chí
DETAIL
Th5
02

Tạp chí Life Balance | No.32 | OSHE Magazine – Hậu quả kinh tế của ô nhiễm không khí

Số tạp chí lần này chúng tôi xin giới thiệu với Quý độc giả báo cáo “Hậu quả kinh tế của ô nhiễm không khí ngoài trời” năm 2016 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) mang tới bức tranh tổng thể về những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí ngoài trời tới sức khỏe và kinh tế.

By IIRR admin | Chuyên đề - Tạp chí
DETAIL
Th4
04

Tạp chí Life Balance | No.31 | OSHE Magazine – Đô thị hóa và ô nhiễm không khí

Tiếp xúc với không khí có mức độ ô nhiễm cao có thể gây ra nhiều hậu quả bất lợi cho sức khỏe làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh tim, đột quỵ và ung thư phổi. Việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí trong thời gian ngắn và dài hạn đều có tác động đến sức khỏe. Mặc dù chất lượng không khí ở các nước thu nhập cao nhìn chung đã được cải thiện trong những thập kỷ qua, nhưng những tác động xấu đến sức khỏe của ô nhiễm không khí dạng hạt, ngay cả ở mức độ tương đối thấp, vẫn là mối nguy hại tới sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

By IIRR admin | Chuyên đề - Tạp chí
DETAIL